Báo Cáo Về Các Nội Dung Quy Hoạch Điện VIII Của Bộ Công Thương

Báo Cáo Về Các Nội Dung Quy Hoạch Điện VIII Của Bộ Công Thương

Ngày đăng: 27/07/2022 Lượt xem: 2432

Về hiện trạng phát triển năng lượng điện mặt trời: Trong giai đoạn 2016-2020, tổng số các dự án điện năng lượng mặt trời được phê duyệt bổ sung quy hoạch là 175 dự án với tổng công suất 19.26 MWp (tương ứng 15.400MW AC) tập trung chủ yếu tại miền Trung và miền Nam (trên 96%).
 

Báo Cáo Về Các Nội Dung Quy Hoạch Điện VIII Của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương trình lên Thủ Tướng Chính Phủ phương án phát triển điện lực tại các cuộc họp về hoàn thiện Quy Hoạch Điện VIII, trong đó yêu cầu:” …bám sát các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng “0 “ vào năm 2050 như cam kết của Thủ Tướng Chính Phủ tại Hội nghị COP26…”

Bộ Công Thương đã tiến hành tính toán với 3 kịch bản gồm: Kịch bản phụ tải cơ sở, Kịch bản phụ tải cao và Kịch bản phụ tải cao phục vụ điều hành. 

  • Kịch bản phụ tải cơ sở: điện mặt trời quy mô lớn vào năm 2030 giữ nguyên như hiện tại là 8.736 MW (7,2%) và đạt khoảng 58.521 MW (20,6%) vào năm 2045.
  • Kịch bản phụ tải cao: điện mặt trời quy mô lớn vào năm 2030 giữ nguyên như hiện tại là 8.736 MW (6,5%) và đạt khoảng 75.987 MW (19,6%) vào năm 2045.
  • Kịch bản phụ tải cao phục vụ điều hành: điện mặt trời quy mô lớn vào năm 2030 giữ nguyên như hiện tại là 8.736 MW (6%) và đạt khoảng 76.000 MW (19.6%) vào năm 2045.

Đối với các dự án điện mặt trời đã được chấp thuận nhà đầu tư nhưng chưa đưa vào vận hành: tại Thông báo số 92/TB-VPCP của Văn phòng Chính Phủ truyền đạt ý kiến của Thường trực Chính Phủ về Quy hoạch Điện VIII nêu rõ:”... Đối với các dự án điện mặt trời đã có trong Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh mà chưa triển khai thì đưa ra tiêu chí, điều kiện về giá mua điện, hiệu quả kinh tế, ổn định hệ thống điện quốc gia, cân đối vùng, miền để cân nhắc kĩ lưỡng, thận trọng, báo cáo Thường trực Chính Phủ xem xét quyết định…”

Về các dự án điện mặt trời: xin ý kiến Thường trực Chính Phủ tiếp tục cho phép triển khai để đưa vào vận hành giai đoạn đến năm 2030 các dự án/phần dự án đã được quy hoạch, đã được chấp thuận nhà đầu tư nhưng chưa đưa vào vận hành với tổng công suất khoảng 2.428,42 MW. Việc đẩy lùi các dự án này ra sau năm 2030 sẽ gặp phải những rủi ro về mặt pháp lí và kinh phí đền bù cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên các dự án này cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, bám sát khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, tuân thủ theo đúng quy chế giá điện tại thời điểm đưa vào vận hành, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án theo cơ chế được duyệt.

Như thế, có thể thấy rằng tiềm năng điện mặt trời trong tương lai của Việt Nam là rất lớn khi Quy hoạch Điện VIII được triển khai. Bên cạnh đó, việc xây dựng các quy chế để các dự án không bị đẩy lùi tiến độ, đảm bảo thời gian cho các nhà đầu tư cũng rất được chú trọng. Những điều này sẽ giúp đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia nói chung và tạo sự phát triển cho điện năng lượng mặt trời nói riêng.

Để xem toàn bộ văn bản của Báo Cáo Về Các Nội Dung Của Quy Hoạch Điện VIII, bấm vào đây.

Bình luận

Hotline: 08 34 30 03 30
CÔNG TY CỔ PHẦN VINASOL
Facebook
Zalo
Hotline
08 34 30 03 30