DỄ DÀNG ĐẠT TÍN DỤNG XANH VỚI "CHI PHÍ 0 ĐỒNG"

DỄ DÀNG ĐẠT TÍN DỤNG XANH VỚI "CHI PHÍ 0 ĐỒNG"

Ngày đăng: 08/08/2022 Lượt xem: 2280

Ngành dệt may trong nhiều năm qua là ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta. Tuy nhiên, đây cũng là một trong các ngành kinh tế có mức độ rủi ro môi trường và xã hội cao so với các ngành, lĩnh vực kinh tế khác do quá trình sản xuất cần phải khai thác, sử dụng và xả thải một lượng nước lớn, đồng thời sử dụng nhiều năng lượng cho việc đun nóng, tạo ra hơi nước, dẫn đến tác động lên nguồn nước và góp phần gia tăng khí thải nhà kính.
Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam, nhưng đây cũng là những thị trường với những yêu cầu cao đối với các mặt hàng xuất khẩu. Một trong những yêu cầu đó là doanh nghiệp xuất khẩu phải đạt Tín dụng xanh. Để tiếp tục xuất khẩu hàng hóa vào những thị trường lớn này, doanh nghiệp may xuất khẩu cần phải đạt được Tín dụng xanh trong sản xuất.

Lí do cần thiết của chương trình “xanh hóa dệt may” đối với Việt Nam:
Đầu tiên, để tận dụng các cơ hội miễn/giảm thuế quan của các FTA với châu  Âu EU và các nước (EVFTA, CPTTP).
Thứ hai, để đảm bảo an ninh nước, năng lượng, và các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu
Thứ ba, tạo ra lợi thế cạnh tranh mới bằng cách chuyển đổi sang “sản xuất tại Việt Nam một cách bền vững”.
Thứ tư, ngày càng nhiều nhãn hàng cam kết với các mục tiêu bền vững và đặt ra tiêu chí rõ ràng cho chuỗi cung ứng của họ.

Để đạt được Tín dụng xanh, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ xanh để sản xuất nguyên liệu đầu vào như sợi, vải và phụ liệu; đầu tư áp dụng công nghệ mới nhất giảm thiểu ô nhiễm chất thải và tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên bao gồm nhưng không giới hạn ở xử lý nước và tiết kiệm năng lượng; đầu tư thiết kế sản phẩm và xây dựng sự khác biệt hóa thương hiệu theo xu hướng sản phẩm xanh toàn cầu.

Ngành dệt may sử dụng trung bình 3 tỉ đô la cho chi phí năng lượng mỗi năm. Nếu sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, chi phí điện năng sẽ giảm 1 tỉ đô la. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), mục tiêu đến năm 2023, các doanh nghiệp dệt may là thành viên Ủy ban Bền vững của VITAS sẽ giảm 15% lượng tiêu thụ năng lượng và 20% tiêu thụ nước.
Có thể thấy rằng việc đầu tư sử dụng điện năng lượng mặt trời cho các nhà máy dệt là một cách rất hiệu quả giúp giảm phát thải khí carbon, tiết kiệm chi phí điện sản xuất từ đó giúp doanh nghiệp dệt may có thể đạt được tín dụng xanh ngành dệt may một cách đơn giản hơn, sản phẩm có thể nhanh chóng được duyệt để xuất khẩu đến các thị trường yêu cầu nghiêm ngặt như Mỹ và EU.
 

(Dự án King Jade 9MWP do VINASOL đầu tư triển khai tại Bình Dương)

Vấn đề chi phí đầu tư ban đầu về hệ thống điện mặt trời chính là rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp dệt may. Tuy nhiên, với chương trình Sử Dụng Điện Mặt Trời 0 Đồng từ VINASOL thì việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời không còn là vấn đề khó khăn. Với các ưu điểm như:

  • Chi phí đầu tư ban đầu 0 đồng.
  • Giảm 10 - 20% hóa đơn tiền điện.
  • Dễ dàng đạt Tín Dụng Xanh để xuất khẩu.
  • Bảo vệ và làm mát mái nhà, giảm nhiệt lượng nhà máy.
  • Bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí CO2
  • Doanh nghiệp được sở hữu toàn bộ hệ thống sau 20 năm.

Để được tham gia chương trình Sử Dụng Điện Mặt Trời 0 Đồng từ VINASOL, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Diện tích mái có thể lắp đặt >3000m2
  • Hóa đơn tiền điện hàng tháng với EVN >250 triệu.
  • Có ít nhất 1 trạm biến áp >560 kVA
  • Có biên bản kiểm tra PCCC
  • Có bảo hiểm cháy nổ, thiên tai
  • Có hợp đồng mua bán điện với EVN.

VINASOL hướng đến đem lại những giải pháp năng lượng tối ưu nhất với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Việc đánh giá tính khả thi của dự án trước khi bắt đầu những bước triển khai tiếp theo luôn được đề cao tại VINASOL. Liên hệ ngay để được tư vấn và khảo sát lắp đặt những giải pháp năng lượng tối ưu.
Hotline: 08 34 30 03 30
Facebook: VINASOL: Điện Mặt Trời Việt Nam
Website: http://vinasol-solar.com/
Email: sale.vinasol@gmail.com
Địa chỉ: 55 Đường Số 9, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, Tp. HCM.

Bình luận

Hotline: 08 34 30 03 30
CÔNG TY CỔ PHẦN VINASOL
Facebook
Zalo
Hotline
08 34 30 03 30