THANH TRA CHÍNH PHỦ ĐANG THANH TRA TỔNG THỂ ĐỂ LÀM TIẾP ĐIỆN MẶT TRỜI

THANH TRA CHÍNH PHỦ ĐANG THANH TRA TỔNG THỂ ĐỂ LÀM TIẾP ĐIỆN MẶT TRỜI

Ngày đăng: 11/08/2022 Lượt xem: 2320

Trước kiến nghị tiếp tục triển khai để đưa vào vận hành thương mại hơn 2.428 MW, Thanh tra Chính phủ cho rằng việc cần xem xét kỹ các dự án để đánh giá mức độ ảnh hưởng khi cho phép tiếp tục triển khai. Việc này sẽ giúp hiệu quả kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia được đảm bảo.
Trước đó vào ngày 09/08/2022, Bộ Công thương kiến nghị tiếp tục cho triển khai dự án đã có chủ trương đầu tư, được chấp thuận đầu tư và đang triển khai xây dựng, với tổng công suất 2.428,42 MW. Với lý do nếu đẩy lùi những dự án này sau năm 2030 sẽ gặp rủi ro về mặt pháp lý, kinh phí đền bù cho các nhà đầu tư, thiệt hại có thể lên đến 12.700 tỷ đồng. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng kiến nghị giãn tiến độ các dự án đã được quy hoạch nhưng chưa được chấp thuận nhà đầu tư với công suất 4.136,25 MW sang giai đoạn sau năm 2030.

Thường Trực Chính Phủ Xem Xét Việc Giữ Lại Quy Hoạch Điện Mặt Trời Tới Năm 2030 Là 2,4GWThường Trực Chính Phủ Xem Xét Việc Giữ Lại Quy Hoạch Điện Mặt Trời Tới Năm 2030 Là 2,4GW
Theo Thanh tra Chính phủ, trong giai đoạn 2016 - 2020, việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh 175 dự án điện mặt trời với tổng công suất 15.400 MW, trong khi công suất trong quy hoạch ban đầu chỉ 850 MW (gấp gần 20 lần - PV) đã làm thay đổi các chỉ tiêu về tổng công suất, cơ cấu nguồn điện… gây mất cân bằng cung - cầu miền, tạo sức ép lên lưới truyền tải liên miền và gây khó khăn trong công tác vận hành, điều độ hệ thống điện, ảnh hưởng đến vận hành các nguồn nhiệt điện than, khí…
Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch chưa hiệu quả, thiếu quyết liệt… khi bổ sung dự án làm phá vỡ quy hoạch là nguyên nhân chính được đưa ra từ Thanh tra Chính Phủ. Do đó Thanh tra Chính phủ sẽ có kết luận, kiến nghị xử lý đối với những hạn chế, tồn tại và vi phạm trong quá trình phê duyệt và thực hiện Quy hoạch điện VII, Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Để tránh lãng phí nguồn lực đầu tư, gây rủi ro pháp lý có thể xảy ra, Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Bộ Công thương rà soát, xem xét kỹ.
Cụ thể cần xem xét kỹ các dự án/phần dự án điện mặt trời đã được bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến nay đã hoàn thành xây dựng nhưng chưa vận hành thương mại; các dự án của nhà đầu tư đã được cấp đất và ký hợp đồng mua sắm thiết bị; dự án đã được chấp thuận đầu tư và đã được cấp đất…
Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng cho phép tiếp tục triển khai và đưa vào vận hành thương mại trước năm 2030 với cơ chế giá mua điện phù hợp, khắc phục những bất cập về giá mua điện trong thời gian qua; phù hợp với khả năng hấp thụ của hệ thống lưới điện quốc gia…
Với các dự án điện mặt trời đã bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh còn lại, Thanh tra Chính phủ thống nhất ý kiến chỉ xem xét sau năm 2030 trên cơ sở phù hợp với hệ thống lưới điện truyền tải, cơ cấu phát triển nguồn điện vùng, miền, nhu cầu nền kinh tế. Đồng thời, cần đầu tư hệ thống lưới điện truyền tải kịp thời, đồng bộ để giải tỏa công suất phát điện.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, hiện nay có 24 dự án điện mặt trời đã và đang triển khai ở các mức độ khác nhau (có chủ trương đầu tư, cấp đất, mua sắm thiết bị, đã lắp đặt). Do vậy với kiến nghị Thường trực Chính phủ xem xét việc giữ lại quy hoạch điện mặt trời tới năm 2030 là 2.428,42 MW của 24 dự án trên, Phó thủ tướng cho rằng Bộ Công Thương cần phân tích chi tiết theo nhóm các dự án trên, gồm chủ trương đầu tư, cấp đất, mua sắm thiết bị, đã lắp đặt… Ngoài ra, ông Thành cũng yêu cầu Bộ Công Thương có so sánh về tổng quy hoạch nguồn, cơ cấu nguồn điện, phân bổ vùng miền và chi phí nguồn, lưới điện ở các dự thảo quy hoạch đã trình Chính phủ trước đây để có báo cáo, chuẩn bị cho cuộc họp sắp tới.

Bình luận

Hotline: 08 34 30 03 30
CÔNG TY CỔ PHẦN VINASOL
Facebook
Zalo
Hotline
08 34 30 03 30