Bộ Công Thương Báo Cáo Về Cơ Chế Đối Với Các Dự Án Điện Gió, Điện Mặt Trời Chuyển Tiếp
Sau khi Quyết định 11 đã hết hiệu lực vào ngày 30/6/2019 và Quyết định 13 đã kết thúc vào ngày 31/12/2020, tập đoàn Điện Lực Việt Nam EVN đã ngừng mua điện từ các dự án điện năng lượng mặt trời lắp đặt sau đó. Tuy nhiên, để tránh lãng phí đầu tư xã hội, Bộ Công Thương cho rằng cần thiết phải xác định cơ chế về giá điện cho các dự án không vào kịp thời hạn hưởng giá FIT (Feed In Tairf).
Về cơ chế cho các dự án chuyển tiếp, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ Tướng Chính Phủ các phương án sau:
- Phương Án 1 (nêu trong Báo Cáo 17): Bộ Công Thương xây dựng và ban hành quy định phương pháp, trình tự lập và thẩm định khung giá phát điện đối với điện năng lượng mặt trời làm cơ sở để tập đoàn Điện lực Việt Nam đàm phán và kí hợp đồng mua bán điện với các chủ đầu tư dự án, tương tự với cách làm với các nguồn điện khác như thủy điện, nhiệt điện, tua bin khí,...
- Phương Án 2 (nêu trong Tờ Trình 1513): xây dựng Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ quy định cơ chế đấu thầu mua điện từ điện năng lượng mặt trời chuyển tiếp. Theo đó dự kiến đơn vị mua điện là EVN sẽ tổ chức đấu thầu mua điện trong thời gian 3 năm, trong khung giá Bộ Công Thương ban hành.
Về cơ chế đối với các dự án điện mặt trời trong tương lai: các chủ đầu tư đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với EVN trong khuôn khổ khung giá và hướng dẫn do Bộ Công Thương ban hành để đảm bảo tuân thủ Luật Điện Lực, Luật Giá và các văn bản liên quan. Bộ Công Thương đề xuất Thủ Tướng Chính Phủ cho áp dụng cơ chế này với các dự án điện mặt trời triển khai sau này.
Những kiến nghị này khi được thông qua thì việc bán điện cho EVN của các nhà đầu tư sẽ được triển khai trở lại, giúp tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, đồng thời định hướng cơ chế cho các dự án điện mặt trời trong tương lai.
Để xem toàn bộ chi tiết của Báo Cáo Về Cơ Chế Đối Với Các Dự Án Điện Gió, Điện Mặt Trời Chuyển Tiếp của Bộ Công Thương, bấm vào đây.