Khó Khăn Cho Ngành Điện Tại Nhiều Nước Trên Thế Giới

Khó Khăn Cho Ngành Điện Tại Nhiều Nước Trên Thế Giới

Ngày đăng: 29/03/2023 Lượt xem: 1273

Vừa qua, EVN vừa công bố Lũy kế thực hiện 2 tháng đầu năm với mức lỗ lên đến 11.200 tỷ đồng. Theo công bố, năm 2023 mỗi kWh điện bán ra thì EVN bị lỗ 197 đồng (-10,57%). Không chỉ trong nước, ngành điện tại nhiều nước trên thế giới cũng đang gặp khó khăn.

Tập đoàn Điện lực Pháp EDF báo lỗ kỷ lục

        Electricite de France (EDF) đã báo cáo khoản lỗ kỷ lục 17,9 tỷ Euro (khoảng 19 tỷ USD) cho năm 2022, đẩy tổng số nợ của "gã khổng lồ điện" này lên 64,5 tỷ Euro.

Tập đoàn điện lực Pháp Electricite de France (EDF)

Tập đoàn điện lực Pháp Electricite de France (EDF) - Ảnh minh họa.

Các khoản lỗ, trái ngược hoàn toàn với khoản lãi 5 tỷ Euro vào năm 2021, là khoản lỗ lớn thứ ba trong lịch sử của doanh nghiệp Pháp này và là mức tồi tệ nhất trong hơn hai thập kỷ qua. Sự sụt giảm xảy ra mặc dù doanh thu của EDF tăng 70%, đạt tổng cộng 144 tỷ Euro do giá năng lượng toàn cầu tăng.

Nhà sản xuất điện phần lớn thuộc sở hữu nhà nước này đã trải qua một năm 2022 đầy khó khăn do số lần ngừng hoạt động chưa từng có tại các lò phản ứng hạt nhân của tập đoàn, cũng như mức trần giá điện do chính quyền Pháp đưa ra để giúp các doanh nghiệp và hộ gia đình giải quyết vấn đề giá năng lượng tăng cao.

Do sản lượng điện sụt giảm đáng kể, EDF buộc phải nhập khẩu năng lượng để bù vào lượng thiếu hụt trên thị trường Pháp, trong khi giá điện tăng cao kỷ lục. Năm 2022, tập đoàn đã chi 121 tỷ Euro chỉ riêng cho việc mua nhiên liệu và năng lượng, cao gấp ba lần so với năm 2021. Năm 2022, Pháp lần đầu tiên trở thành nhà nhập khẩu điện ròng sau hơn bốn thập kỷ.

Lò phản ứng hạt nhân của EDF

Lò phản ứng hạt nhân của EDF - Ảnh minh họa.

Vào tháng 7/2022, chính quyền Pháp đã công bố kế hoạch giành toàn quyền kiểm soát EDF, công ty năng lượng lớn nhất của nước này, để hỗ trợ công ty và đảm bảo chủ quyền năng lượng của quốc gia trong bối cảnh xung đột ở Ukraine và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, quá trình này đã bị đình trệ do một vụ kiện của các cổ đông và nhân viên của EDF, những người cho rằng các điều khoản quốc hữu hóa của công ty là không thể chấp nhận được.

Chính phủ Pháp hiện sở hữu 96% cổ phần của EDF.

Khủng hoảng năng lượng tại Australia

Australia bắt đầu bước vào cuộc khủng hoảng năng lượng khi giá nhiên liệu tại nước này tăng chóng mặt những tháng vừa qua. Australia là quốc gia có nguồn năng lượng dồi dào đến từ than đá, khí gas, các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió. Tuy vậy tại nước này hiện nay đang chứng kiến cuộc khủng hoảng năng lượng khiến cho giá nhiên liệu tăng chóng mặt. Theo cơ quan quản lý thị trường điện Australia, giá bán buôn điện trong quý I/2022 tăng 141% so với năm ngoái và xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn trong các quý tiếp theo của năm 2022.

Không chỉ riêng giá điện, giá gas vào cuối tháng 5/2022 cũng đã tăng gấp 4 lần so với giá hồi đầu năm. Thực tế này đang khiến cho hóa đơn tiền điện tại các hộ gia đình ở Australia sẽ tăng thêm 35% và hóa đơn gas cũng sẽ tăng không ít.

Mặc dù là quốc gia có trữ lượng than và khí gas dồi dào, đồng thời các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió cũng không ít nhưng giá nhiên liệu tại nước này vẫn tăng chóng mặt thời gian qua khiến cho người dân rất bất bình.

Cơ sở nhập khẩu LNG của Squadron đang được xây dựng tại một bến than cũ ở Cảng Kembla.

Cơ sở nhập khẩu LNG của Squadron đang được xây dựng tại một bến than cũ ở Cảng Kembla - Ảnh: SMH

Có nhiều nguyên nhân khiến nhiên liệu tại Australia tăng mạnh thời gian qua. Thứ nhất đó là ảnh hưởng từ cuộc chiến tại Ukraine, khiến cho nguồn cung xăng dầu và khí trên trên thế giới bị thiếu hụt nghiêm trọng do không nhập khẩu từ Nga. Thực tế này đã đẩy giá xăng dầu và khí gas của thế giới leo thang chóng mặt.

Thứ hai vì thị trường thế giới thiếu nhiên liệu, nên nhu cầu than và khí gas của Australia phục vụ xuất khẩu gia tăng đột biến, đã kéo theo việc tăng giá điện bán buôn cũng như giá gas tại Australia. Trong khi đó, do nhu cầu năng lượng trên thế giới giảm trong giai đoạn đại dịch, nên nhiều cơ sở sản xuất thu hẹp và khi nhu cầu đột ngột tăng cao đã không kịp trở tay để đáp ứng.

Thứ ba đó là các nhà máy điện than tại Australia đã hoạt động nhiều năm nay cần tiêu thụ nhiều than hơn, trong khi 1/4 nhà máy điện than ngừng hoạt động trong một thời gian dài khiến cho chi phí sản xuất điện tăng cao.

Thứ tư là nguồn cung khí gas tại Australia đang sụt giảm. Theo Cơ quan giám sát năng lượng Australia, nguồn khí gas ở phía Đông Nam nước này và cả ở ngoài khởi bang Victoria đều đang sụt giảm cũng khiến cho giá khí gas tại nước này tăng cao. Thứ năm đó là mùa đông tại Australia năm nay đến sớm và những ngày đầu đông cũng rét hơn mọi năm, khiến cho việc tiêu thụ tăng cao hơn so với mọi năm.

Những lý do này khiến cho giá nhiên liệu tại Australia đang gia tăng chóng mặt trong những tháng qua. Trước tình trạng này, các cơ quan chức năng đang tích cực thảo luận để tìm giải pháp hạ giá thành năng lượng, giảm sức ép tới cuộc sống của người dân vốn đang chao đảo vì lạm phát.

Trong đó, Cơ quan giám sát năng lượng Australia đã áp đặt mức giá trần đối với khí gas. Tuy nhiên chỉ riêng biện pháp này là chưa đủ và Australia cần tìm giải pháp lâu dài cho vấn đề này. Bộ trưởng Năng lượng và Biến đổi khí hậu Australia Chris Bowen cho biết, chính quyền của nước này sẽ không kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện than mà sẽ tìm kiếm các biện pháp để nâng cao độ tin cậy của lưới điện và kiểm soát chặt chẽ công suất khai thác.

Bộ trưởng Bowen - Australia

Bộ trưởng Bowen (Australia) - Ảnh minh họa.

Bộ trưởng Bowen cho hay, Australia sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo; tăng cường việc sử dụng các công nghệ mới như hydrogen để các công nghệ này có thể ứng dụng rộng rãi, thay thế các công nghệ cũ. Đồng thời, Bộ trưởng Bowen cũng cho rằng Australia cũng cần đảm bảo rằng các máy phát điện có thể sẵn sàng sử dụng khi cần thiết. Các tuyên bố của Bộ trưởng Bowen mới chỉ cho thấy các nguyên tắc trong chính sách năng lượng trong trung và dài hạn ở Australia, vì vậy trong ngắn hạn, giá năng lượng tại nước này sẽ vẫn tiếp tục tăng phi mã.

Giá điện tăng và giải pháp hiệu quả để tiết kiệm chi phí điện

Việc đảm bảo phát triển nguồn điện nói riêng và ngành năng lượng nói chung là điều thực sự cấp thiết đối với mỗi quốc gia. Điều này giúp đảm bảo an ninh năng lượng của các nước, góp phần ổn định hoạt động sinh hoạt và sản xuất để phát triển đất nước.

Trước thực trạng mức giá điện bán ra vẫn lỗ tại nước ta như hiện nay, việc tăng giá điện để đảm bảo khả năng duy trì hoạt động là điều rất cần thiết để cân đối được quá trình sản xuất và cung ứng điện. Trước thực trạng giá điện tăng, sức ép về chi phí điện sinh hoạt và sản xuất lên các hộ gia đình và các doanh nghiệp là rất lớn.

Hệ thống điện mặt trời áp mái

Lắp đặt hệt thống điện mặt trời áp mái, giải pháp tối ưu chi phí điện - Ảnh minh họa.

Hiện nay, xu hướng lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tự sử dụng tại các hộ gia đình cũng như tại các nhà xưởng đang ngày một tăng cao. Các chủ đầu tư ngày càng ý thức hơn được tầm quan trọng của việc chủ động nguồn cung điện. Bên cạnh đó, giá điện mặt trời so với giá điện từ EVN cũng rẻ hơn rất nhiều. Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời cũng góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giúp các doanh nghiệp dễ dàng đạt Tín Dụng Xanh để xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa mà hệ thống điện năng lượng mặt trời đem lại các chủ đầu tư phải chọn cho mình được đơn vị hợp tác uy tín để có thể đồng hành lâu dài cùng với hệ thống của mình. Rất nhiều trường hợp sau khi lắp đặt hệ thống được một thời gian thì hệ thống bị sự cố hoặc giảm hiệu suất, liên hệ với bên lắp đặt trước đó thì lại không được. Điều này gây nên sự khó chịu cho các nhà đầu tư cũng như gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành điện mặt trời nói chung.

Công ty Cổ Phần VINASOL là đơn vị đi đầu trong phân phối vật tư, thiết bị và thi công hệ thống điện mặt trời với hiệu suất và chất lượng vượt trội. Các giải pháp năng lượng từ VINASOL được tư vấn, tính toán đảm bảo tối ưu với các nhu cầu của khách hàng. Với kinh nghiệm 4 năm hoạt động của mình, thương hiệu Điện Mặt Trời VINASOL ngày càng khẳng định uy tín và chất lượng của mình đến với khách hàng.

Bên cạnh đó, VINASOL hiện đang là Nhà Bảo Hành chính hãng đầu tiên của SOFAR SOLAR tại Việt Nam và Campuchia. Các thiết bị và hệ thống điện mặt trời sẽ được VINASOL tiếp nhận xử lý chính hãng với quy trình chuyên nghiệp. VINASOL sẽ cùng bạn đồng hành lâu dài, giúp hệ thống của bạn luôn đạt hiệu quả tối ưu.

Hệ thống điện mặt trời áp mái 9MWp được VINASOL thực hiện

Hệ thống điện mặt trời áp mái 9MWp được VINASOL thực hiện tại Bình Dương.

Các vai trò của VINASOL trong chuỗi cung ứng:

  • Nhập khẩu hàng hóa trực tiếp từ nhà máy.
  • Phân phối cho đại lý các thiết bị, vật tư chính hãng như: tấm pin mặt trời, biến tần inverter (hòa lưới, lưu trữ, 1 pha, 3 pha), ắc quy lithium lưu trữ...
  • Bán hàng trực tiếp cho chủ đầu tư lớn đến các hệ thống nhỏ với số lượng nhỏ lẻ.
  • Khảo sát công trình lắp đặt.
  • Thiết kế dự án.
  • Giám sát thi công, theo dõi tiến độ.
  • Thi công lắp đặt.
  • Hoàn thiện hồ sơ pháp lý.

Để sở hữu hệ thống điện mặt trời tối ưu trước tình hình giá điện tăng cao cũng như hợp tác với đơn vị về điện mặt trời uy tín, liên hệ Điện Mặt Trời VINASOL ngay.
---------
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN VINASOL
Hotline:
 08 34 30 03 30
Website: www.vinasol-solar.com/
Facebook: Vinasol: ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM
Email: sale.vinasol@gmail.com
Địa chỉ: 55 Đường Số 9, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, Tp. HCM.

Chia sẻ:

Bình luận

Hotline: 08 34 30 03 30
CÔNG TY CỔ PHẦN VINASOL
Facebook
Zalo
Hotline
08 34 30 03 30