TỜ TRÌNH VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH ĐIỆN VIII

TỜ TRÌNH VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH ĐIỆN VIII

Ngày đăng: 16/08/2022 Lượt xem: 2440

Tờ Trình lên Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề cập đến một số vấn đề sau:

Hiện trạng phát triển các dự án hệ thống điện mặt trời: Trong giai đoạn 2016-2020 tổng số các dự án điện mặt trời được quy hoạch và bổ sung quy hoạch là 175 dự án với tổng công suất 19.126 MWp.

Kết quả triển khai quy hoạch điện VII điều chỉnh: Điện mặt trời vượt cao hơn nhiều so với quy hoạch ban đầu (gần 8.700 MW điện mặt trời với quy mô trên 1MW đã vào vận hành tới năm 2022 so với dự kiến 850 MW đề ra trong quy hoạch), tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung và miền Nam.

Phương án đề xuất tính toán phát triển điện lực:
Phương án đề xuất áp dụng theo những nguyên tắc chung:
Đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo cấp trực tiếp (tự cung cấp, tiêu thụ tại chỗ, không phát điện lên lưới điện quốc gia) cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và dân sinh.
Đảm bảo tối đa cân bằng nguồn - tải nội vùng miền, hạn chế phát triển lưới điện truyền tải lên miền.

Kịch bản phát triển nguồn điện:
Cân bằng công suất của điện mặt trời như sau:
Điện mặt trời quy mô lớn: 58.521 MW chiếm tỷ trọng 20,6% và năm 2045.
Điện mặt trời mái nhà: 16.220 MW vào năm 2045.

So sánh kết quả rà soát trong tờ trình:
Về cơ cấu nguồn điện: các nguồn năng lượng tái tạo có tỉ lệ trong tổng cơ cấu nguồn điện tăng mạnh. Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo năm 2030 tăng từ 14,7% tới 19,8% tổng cơ cấu nguồn điện và năm 2045 tăng từ 39,1% tới 52% tổng cơ cấu nguồn điện.

Các vấn đề xin ý kiến Thường trực Chính phủ:
Về các dự án điện mặt trời:

  • Tiếp tục cho phép triển khai để đưa vào vận hành trong giai đoạn đến năm 2030 các dự án/phần dự án đã được quy hoạch, chấp thuận nhà đầu tư, nhưng chưa vận hành với công suất khoảng 2.428,42 MW.

Về cơ chế đối với các dự án điện mặt trời chuyển tiếp:

  • Nhà đầu tư dự án chuyển tiếp tiến hành đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong khung giá phát điện và hướng dẫn Bộ Công Thương ban hành.
  • Với các dự án điện mặt trời triển khai trong tương lai: Bộ Công Thương đề xuất và đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cơ chế đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện như đã nêu ở trên để đảm bảo tính đồng nhất hành lang pháp lý với các dự án.

Để xem chi tiết toàn bộ Tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, xem tại:

https://drive.google.com/file/d/1DXKTlDhT0bhmdkfKp5OD8tUMbGVq5Obb/view?usp=sharing

 

Bình luận

Hotline: 08 34 30 03 30
CÔNG TY CỔ PHẦN VINASOL
Facebook
Zalo
Hotline
08 34 30 03 30