BÁO CÁO VỀ QUY HOẠCH ĐIỆN VIII CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

BÁO CÁO VỀ QUY HOẠCH ĐIỆN VIII CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Ngày đăng: 23/08/2022 Lượt xem: 2336

Đánh giá thực trạng hệ thống điện quốc gia (số liệu năm 2020):

  • Tổng công suất đặt nguồn điện  năm 2020  là 69.432 MW.
  • Cơ cấu điện mặt trời chiếm 16.506 MW chiếm 23,8% (bao gồm cả phần công suất 7.755 MW điện mặt trời áp mái không có quy hoạch cụ thể.
  • Về phát triển năng lượng tái tạo: quy hoạch danh mục 175 dự án điện mặt trời với tổng công suất 15.400 MW, tập trung chủ yếu tại miền Trung và miền Nam. Đến nay có 131 dự án điện mặt trời tập trung (tổng công suất 8.736 MW) và trên 105.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà (tổng công suất 7.755 MW) đã vào vận hành.

Đánh giá chung về phát triển nguồn và lưới điện trong QHĐVII điều chỉnh:

  • Điện mặt trời thực hiện vượt cao hơn nhiều so với quy hoạch đặt ra, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Trung và miền Nam.

Một số tồn tại trong thực hiện và quản lý quy hoạch:

  • Tỷ trọng các nguồn điện gió, điện mặt trời cao (24,3% công suất lắp đặt, 44% công suất tiêu thụ) gây khó khăn trong vận hành kinh tế hệ thống điện, ảnh hưởng vận hành các nguồn nhiệt điện than, khí.
  • Quản lý nhà nước về quy hoạch chưa hiệu quả, quyết liệt. Việc bổ sung quy hoạch điện mặt trời tập trung, điện gió chủ yếu ở miền Trung, miền Nam, không tương xứng với cân đối cung - cầu từng vùng miền.

Quy hoạch nguồn điện:
Một số nguyên tắc chính trong tính toán quy hoạch nguồn điện:

  • Đẩy mạnh phát triển các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo với giá thành hợp lý, gắn với đảm bảo an toàn vận hành hệ thống điện và tính kinh tế chung của hệ thống điện. Đến năm 2030 khuyến khích phát triển điện mặt trời theo phương thức tự sản xuất, tự tiêu dùng, không phát lên lưới điện quốc gia.

Các vấn đề xin ý kiến của Thường trực Chính phủ:
Về các dự án điện mặt trời:

  • Kiến nghị Thường trực Chính phủ  cho phép triển khai để đưa vào vận hành các dự án/phần dự án đã quy hoạch đã chấp thuận nhà đầu tư, nhưng chưa vận hành với tổng công suất khoảng 2.428,42 MW.
  • Loại bỏ các dự án điện mặt trời đã được quy hoạch nhưng chưa được chấp thuận nhà đầu tư với tổng công suất 4.136,25 MW ra khỏi QHĐVIII trong giai đoạn 2021 - 2030, sẽ xem xét trong giai đoạn  2031-2045.

Ý kiến của các cơ quan liên quan:
Bộ KHĐT

  • Đối với phần công suất điện mặt trời đã có quy hoạch (4.136,25 MW) đề nghị có tính toán cụ thể về tiến độ, cân đối nguồn điện nhằm đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển KT XH cũng như thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Bộ TNMT

  • Đề nghị bổ sung nội dung đánh giá vấn đề liên quan ảnh hưởng của việc thay đổi cơ cấu nguồn điện, đặc biệt là tăng tỷ trọng nguồn điện năng lượng tái tạo trong đó có điện mặt trời đến việc huy động và tuân thủ việc vận hành của các nhà máy thủy điện lớn.

Bộ Xây dựng

  • Về đề xuất triển khai 2.428,42 MW điện mặt trời đã có quy hoạch đưa vào vận hành giai đoạn đên năm 2030 còn lại giãn tiến độ ra sau năm 2030 cần được xem xét trên cơ sở đáp ứng yêu cầu cân bằng công suất, hợp lý về truyền tải điện giữa các vùng, miền, tuân thủ quy định của pháp luật liên quan, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả kinh tế và mục tiêu quy hoạch.

Bộ Công an:

  • Ban hành cơ chế giá đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã được đưa vào quy hoạch, được chấp thuận chủ trương đầu tư và đang thực hiện, tuy nhiên cần đánh giá kỹ nhằm đảm bảo phù hợp với các nhu cầu thực tế cũng như tính cạnh tranh, công bằng cho các nhà đầu tư, không để phía nước ngoài lợi dụng thâu tóm dự án hoặc tác động chính sách không có lợi cho quốc gia.

Bộ TP:

  • Đề nghị Bộ CT đánh giá cụ thể về khả năng dẫn tới kiện tụng, đòi bồi thường nhà nước trong trường hợp giãn tiến độ 2.248,42 MW điện mặt trời đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và giao nhà đầu tư.

Thanh tra Chính phủ:

  • Các dự án điện mặt trời đã được bổ sung QHĐVII điều chỉnh còn lại, chỉ xem xét sau năm 2030 trên cơ sở phù hợp với hệ thống lưới điện truyền tải; cơ cấu phát triển nguồn điện vùng, miền; nhu cầu kinh tế,...

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: 

  • QHĐVIII phải được hoàn thiện một cách khoa học, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, lắng nghe nhiều chiều.

Ý kiến của Văn phòng Chính phủ về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp:

  • Bộ CT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số nội dung, trong đó có đề xuất cơ chế nhà đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với EVN trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ CT ban hành.

Để xem toàn bộ Báo cáo về Quy hoạch Điện VIII của Văn phòng Chính phủ, click vào link:

https://drive.google.com/file/d/1yxl3433_n_kefac3H15Xmzw7Z2m7NAS-/view?usp=sharing

Bình luận

Hotline: 08 34 30 03 30
CÔNG TY CỔ PHẦN VINASOL
Facebook
Zalo
Hotline
08 34 30 03 30